Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên

Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên

Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên

Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên

Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên
Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa - Việt Thuận Thiên
Tiếng Việt English Tiếng Trung Quốc

Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa

13-07-2021
Theo Báo Điện Tử ĐCSVN - Việt Nam đã ký và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tuy nhiên, việc kí kết FTA có thực sự mang lại cho ngành dệt may Việt Nam những ưu thế cạnh tranh xuất khẩu vô cùng lớn trước những tác động của đại dịch COVID-19 hay không?

Đó là nội dung được các chuyên gia trao đổi tại hội thảo công bố báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và xa hơn nữa” của Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) được tổ chức chiều 29/6, tại Hà Nội.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam. Với 2,6 triệu lao động, ngành đang giải quyết gần 5% tổng số lao động cả nước và đóng góp 12,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ ba với giá trị gần gấp đôi giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên tất cả các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc đều bị suy giảm.

Tính đến hết tháng 5/2020, xuất khẩu may mặc Việt Nam giảm 13,6% so với cùng kỳ 2019. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và da giày giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU giảm 19%. Hai thị trường này đã chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có những rào cản về chính sách, khi quá ít doanh nghiệp dệt may thụ hưởng các giải pháp hỗ trợ (chỉ 133/3.143 doanh nghiệp, chiếm 3,6% tổng doanh nghiệp được khảo sát đã tiếp nhận được các chính sách hỗ trợ) hay việc khó tiếp cận được các giải pháp hỗ trợ tín dụng...

Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS), Trưởng nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo nhận định, “Việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vào năm 2020 sẽ giúp giảm thuế bình quân với hàng may mặc Việt Nam từ 12% về 0%. Những tác động của COVID-19 và các thay đổi về chính sách đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi, tập trung đổi mới và nâng cao giá trị tăng thêm của các sản phẩm ngành”.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi và chỉ rõ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn cầu, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu và Mỹ với thế giới bên ngoài chưa xác định được rõ thời gian và mức độ, nên có thể nhận định rằng năm 2020 và năm 2021 sẽ là thời điểm hết sức khó khăn của ngành dệt may.

Bởi vậy, với hiệu ứng của việc hiệp định thương mại tự do giữa VN và EU được phê chuẩn, dệt may Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào sáng tạo để tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho ngành. Để làm được việc đó, rất cần nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu thuế, giá phù hợp.../.

 
Thảo Nguyên

Danh mục sản phẩm

Sản phẩm mới

Đào tạo liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Điện thoại: 0906040907
Fax: 84-28-39970668
Tư vấn bán hàng
0906040907
   
Chăm sóc khách hàng
0938276781
Hỗ trợ kỹ thuật nhanh
0938331435
icon zalo
0906040907