Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên
Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19 - Việt Thuận Thiên
Tiếng Việt English Tiếng Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam “suy nhược” vì Covid -19

13-07-2021
Không chỉ sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận tại thị trường quốc tế, doanh nghiệp thời trang nội địa đang mất lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà...

Theo Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB), từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và toàn thế giới khiến doanh số tại thị trường xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết giảm mạnh.

Cụ thể, quý 1/2021 ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 658,6 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp đạt hơn 101 tỷ đồng giảm 42% so với quý 1/2020. Vì vậy, doanh thu quý 1 giảm mạnh dẫn đến quý 1 thua lỗ nặng.

Tương tự, theo báo cáo tài chính quý I/2021, Garmex Sài Gòn ghi nhận doanh thu thuần giảm 18% và lãi ròng giảm “sâu” đến 92%, xuống còn 306 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Công ty May mặc Bình Dương cũng không ngoại lệ do tình hình dịch Covid 19 tại châu Âu vẫn còn căng thẳng, đối tác giảm lượng đặt hàng 43% so với cùng kỳ làm cho doanh thu xuất khẩu sụt giảm. Kết quả, công ty ghi nhận doanh thu giảm 4% xuống còn 307 tỷ đồng, lãi ròng giảm 14% còn 21 tỷ đồng.

Tiếp đến, Garmex Saigon, Dệt may Hòa Thọ, Fortex cũng có doanh thu giảm lần lượt 18%, 27% và 29% so với cùng kỳ. Thậm chí, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cũng không khá hơn khi doanh thu chỉ đạt 3.377 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và lãi ròng hơn 99 tỷ đồng, giảm 12%.

Không chỉ sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận mà theo báo cáo mới đây của CTCP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy, doanh nghiệp thời trang nội địa đang mất lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu ngoại nhập ngay trên “sân nhà”.

Nhiều thương hiệu thời trang quốc tế gia nhập và chiếm ưu thế trên thị trường tại Việt Nam như H&M, Zara, Uniqlo… càng khiến cho tình hình của nhiều doanh nghiệp dệt may, thời trang Việt Nam thêm khó khăn, thách thức.


Danh mục sản phẩm

Sản phẩm mới

Đào tạo liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Điện thoại: 0906040907
Fax: 84-28-39970668
Tư vấn bán hàng
0906040907
   
Chăm sóc khách hàng
0938276781
Hỗ trợ kỹ thuật nhanh
0938331435
icon zalo
0906040907