'Cố xuống' mà bài viết này muốn đề cập, đó là số ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM giảm. Điều này như là mong mỏi của bao người.
Hôm rồi viết
bài đầu tiên trong loại bài Sài Gòn cố lên, có bạn đọc phản hồi dưới bài viết trên
Thanh Niên Online: “Mấy hôm nay ngày nào cũng thấy Sài Gòn lập đỉnh mới, có ngày lên cả nghìn ca Covid-19. Mỗi người đều động viên thành phố thương mến của tôi: Sài Gòn cố lên! Nhưng tôi thì không muốn! Sài Gòn đừng lên đỉnh nữa!”.
Đọc phản hồi này, tôi cảm nhận được mong mỏi của bạn đọc đó. Tôi thấy nhiều người mong Sài Gòn cố lên, là cố lên về mặt tinh thần, động viên nhau lúc nguy khó.
Và, có lẽ hết thảy mọi người đều mong mỏi, mong mỏi lớn hơn hết, là phần dịch bệnh Covid-19 không những đừng “lên nữa”, mà “sạch bóng” hẳn.
Có một đặc thù...
Ở các khu phong tỏa, 24/24 đều có lực lượng phòng dịch ứng trực, giúp đỡ người dân nhiều phần việc. Trong đó có cả đi chợ giúp dân, nhận và vận chuyển nhu yếu phẩm từ bên ngoài gửi vào, đưa đến từng nhà... Những việc làm này, phần nào giúp bà con khu phong tỏa vơi bớt âu lo
|
Theo thống kê, 3 đợt dịch đầu, tính từ đầu năm 2020 đến đầu tháng 4.2021, thành phố chỉ gói gọn trong vòng chưa tới 200 ca, trong đó tính cả số ca nhập cảnh, mãi trong vòng 16 tháng. Đợt dịch thứ 4 này, từ 27.4 đến 6 giờ ngày 14.7 (trong vòng 2 tháng rưỡi), có 17.239 ca nhiễm trong cộng đồng được
Bộ Y tế công bố, 168 ca xuất viện. Riêng trong tháng 7, tính từ ngày 1.7 đến sáng 14.7, bình quân mỗi ngày phát hiện 1.140 ca nhiễm bệnh. Và riêng từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 14.7, tăng thêm hơn 2.200 ca nữa.
Cứ qua mỗi đợt xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trong cộng đồng, số ca nhiễm được phát hiện mỗi ngày mỗi nhiều, chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Xin nói thêm, đầu đợt dịch 4, số ca ban đầu cũng chỉ tính hàng đơn vị, sau đó lên hàng chục, hàng trăm, rồi đến hàng ngàn. “Đỉnh” của ca nhiễm trong vòng 2 tháng rưỡi qua, khi tôi viết bài này, là ngày 14.7, có đến hơn 2.200 ca nhiễm. Một thông tin không mấy vui, thậm chí có không ít người đã “hoảng”.
TP.HCM vẫn tiếp tục dồn lực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19
|
Thực tế cho thấy, giải pháp phong tỏa rộng, hẹp, đến
giãn cách xã hội, đều được chính quyền thành phố tính toán áp dụng tùy theo thời điểm, căn cứ trên quy mô dịch, cụ thể là số ca nhiễm.
Như các bài viết trước tôi có chia sẻ,
đặc thù ở TP.HCM rất khác các nơi khác. Nôm na là, nơi này cường độ kinh tế quá lớn, hoạt động giao thương quá sầm suất, nếu áp phong tỏa, hay giãn cách xã hội, mà thời điểm không đúng, không trúng, ảnh hưởng dây chuyền vô cùng lớn, không chỉ đối với thành phố này, mà còn cả nước, cả kinh tế lẫn dân sinh... Còn khi ở mức, dù rất không mong muốn, vẫn buộc phải áp dụng, đó là tình huống bất khả kháng rồi. Lựa chọn ưu tiên số 1. Và sự lựa chọn ưu tiên số 1 đó, là bất khả kháng.
Đó là chưa kể đến hàng chục cuộc làm việc của các Phó thủ tướng, các bộ ngành trong quãng thời gian đó. Tất cả, đều hướng đến mục tiêu lớn, cao nhất, là đồng hành, giúp tất cả cho thành phố để sớm khống chế được dịch, và vừa chống dịch hiệu quả vừa lo được
phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn: Báo Thanh Niên