Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên

Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên

Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên

Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên

Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên
Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít! - Việt Thuận Thiên
Tiếng Việt English Tiếng Trung Quốc

Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào Mỹ:Lượng nhiều chất ít!

10-06-2019
Nếu hàng Việt Nam lọt qua được rào cản của Mỹ chứng tỏ có tiến bộ và nó như giấy thông hành để hàng hóa Việt Nam đi các thị trường khác.

Đó là nhận xét của PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương trước thông tin Việt Nam dẫn đầu ASEAN xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

PV: - Việt Nam vừa đón nhận tin vui khi Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong năm nay đạt khoảng 29,4 tỉ USD, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm tới và đến năm 2020 Việt Nam sẽ bỏ xa các nước còn lại trong khu vực. Ông đón nhận tin vui này với tâm thế thế nào? Nếu dự báo này thành hiện thực, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu lớn thứ bao nhiêu của Việt Nam?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Hiện nay tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 17-18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng dệt may xuất khẩu vào Mỹ khoảng 7,7-8 tỷ USD. Đây là một thị trường lớn và liên tục phát triển trong những năm vừa qua.

Dự báo, nếu Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết thì với những ưu đãi trong khuôn khổ TPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có khả năng tăng lên mức trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nghĩa là Mỹ sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đây là một tin vui đối với kinh tế Việt Nam.

Điều đáng nói là để xuất khẩu vào Mỹ, các mặt hàng phải đảm bảo không vấp phải những rào cản của nước này, mà các rào cản rất nhiều và ngày càng dày đặc. Nếu hàng Việt Nam lọt qua được chứng tỏ Việt Nam tiến bộ và nó như một giấy thông hành để hàng hóa Việt Nam đi tất cả các thị trường khác.

Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường Mỹ tức khả năng tìm hiểu thị trường cũng như nhu cầu thị trường của Việt Nam tăng lên, từ đó định hướng cho việc nhập khẩu công nghệ hiện đại để sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam phải lường trước một điều rằng tính bảo hộ cho sản xuất trong nước của Mỹ rất cao, đặc biệt đối với hàng nông sản, thực phẩm. Những rào cản thương mại, kỹ thuật của Mỹ ngày càng khắt khe và hễ thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để chống đối phó. Như vậy, Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ bị kiện cáo.

Trong thời gian tới, các mặt hàng có khả năng xuất khẩu mạnh sang Mỹ gồm dệt may (hiện chỉ xếp sau Trung Quốc về giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ và dẫn đầu 11 nước TPP xuất khẩu vào Mỹ-PV), giày dép, đồ gỗ, hoa quả, hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản, cao su tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang xuất siêu vào thị trường Mỹ, có nghĩa Việt Nam mới đưa được hàng tiêu dùng vào Mỹ chứ chưa nhập được nguyên liệu và công nghệ từ Mỹ vào Việt Nam. Điều này cần phải lưu tâm để có được những công nghệ hiện đại trong tương lai.

PV: - Cũng theo công bố của AmCham, dệt may có tốc độ tăng trưởng vào Mỹ mạnh mẽ nhất. Ông có thể cho biết, có bao nhiêu % sản phẩm dệt may nhập khẩu sang Mỹ từ các công ty 100% vốn Việt Nam hay các công ty liên doanh mà phía Việt Nam là nhà đầu tư chính, bao nhiêu % là từ doanh nghiệp FDI đóng tại Việt Nam? Ngay trong trường hợp thứ nhất, Việt Nam nhận được về bao nhiêu khi đầu vào của dệt may lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc, thậm chí ngày càng tăng?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Tôi không nắm rõ các con số cụ thể về các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Mỹ nhưng hiện Việt Nam có các doanh nghiệp như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 đóng góp rất tích cực  trong việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp FDI của Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc)…

Phải thấy rằng ngành hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản... tương đối tốt vì có sự cải thiện nhất định. Trước đây, hơn 80% nguyên liệu đầu của dệt may phải nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng hiện tụt xuống dưới 70%, thậm chí ngành dệt may còn có một vài mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu ra nước ngoài chứ không đơn thuần là gia công.

Nếu cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc thì khi ký TPP, Việt Nam không có C/O, tức chứng nhận xuất xứ là hàng Việt Nam và không được hưởng thuế suất 0%. Vì vậy, để đón nhận TPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm cách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước thuộc TPP. Phải tăng cường nhập khẩu công nghệ để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, kể cả nhuộm, dệt... Dĩ nhiên để làm được việc này không phải ngày một ngày hai mà cần có sự đầu tư và chính sách.

Một cảnh báo cần lưu ý là gần đây Trung Quốc đầu tư nhiều vào ngành dệt may Việt Nam. Việt Nam cần thận trọng vì nếu không, Trung Quốc sẽ nấp dưới danh nghĩa Made in Vietnam để lợi dụng việc giảm thuế sắp tới trong TPP để xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Chúng ta không thể để bất cứ quốc gia nào nấp dưới danh nghĩa hàng Việt Nam để lợi dụng đưa sản phẩm của họ vào thị trường Mỹ, Nhật, Úc, Peru, Canada, Mexico là những thị trường lớn trong TPP.

PV: - Tương tự, đối với ngành thủy sản, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên các sản phẩm thủy sản Việt Nam khi vào thị trường Mỹ lại thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là bán với giá rất rẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam có tăng trưởng dường như chỉ có tăng về số lượng chứ không tăng về chất lượng và giá trị gia tăng. Nếu tiếp tục theo cách này thì cái Việt Nam nhận về sẽ là gì và đó có phải là cách phát triển lâu dài và bền vững hay không?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Lâu nay Việt Nam mắc phải ba khuyết điểm trong xuất khẩu. Thứ nhất, chúng ta xuất khẩu về lượng mà ít chú ý về chất. Thứ hai, quá nhiều các đơn vị tham gia xuất khẩu và xuất khẩu một cách ồ ạt để đến nỗi tự cạnh tranh nhau, tự đấm lưng nhau bằng cách hạ giá để tranh giành đối tác, cuối cùng quay trở lại hại chính kinh tế đất nước mình. Thứ ba, Việt Nam thiếu hiểu biết thông tin về thị trường trong nội tại và chưa đưa được hàng hóa của Việt Nam vào hệ thống phân phối của họ.

Chính vì ba nhược điểm này mà xuất khẩu của Việt Nam không bền vững.

PV: - Liệu ông có thể đánh giá, thông tin trên sẽ mở ra cơ hội gì cho kinh tế Việt Nam? Nếu muốn tận dụng cơ hội này để thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, cụ thể là Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì, thưa ông?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Phải đa dạng hóa thị trường và thị trường Mỹ là một trong những thị trường lớn, Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường này.
Ngoài thị trường Mỹ, còn có Canada, Peru, Mexico là 3 thị trường lớn Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do. Khi có hiệp định thương mại tự do, các địa phương và doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các thị trường này.

Chính phủ Việt Nam đã đàm phán, tham gia các hiệp định thương mại tự do, hiệp định hải quan với Nhật, Úc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu... Đó là cơ sở pháp lý, đường ray để tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiến vào những thị trường này. Các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội cần nghiên cứu những điều khoản ưu đãi do hiệp định thương mại tự do mang lại để tận dụng các cơ hội. Chỉ có như vậy Việt Nam mới thực sự không bị phụ thuộc quá sâu vào một thị trường.

Cuối cùng, Việt Nam cần đầu tư và nhập khẩu công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp phụ trợ, đa dạng nguồn nguyên liệu... để tự chủ được đầu vào, có công nghệ hiện đại để sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

 


Danh mục sản phẩm

Sản phẩm mới

Đào tạo liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Điện thoại: 0906040907
Fax: 84-28-39970668
Tư vấn bán hàng
0906040907
   
Chăm sóc khách hàng
0938276781
Hỗ trợ kỹ thuật nhanh
0938331435
icon zalo
0906040907